MÙA DỊCH, ĐỪNG UỐNG VITAMIN C NỮA MÀ HÃY UỐNG THỨ NƯỚC NÀY
28/09/2020admin bình luận

MÙA DỊCH, ĐỪNG UỐNG VITAMIN C NỮA MÀ HÃY UỐNG THỨ NƯỚC NÀY

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus gây ra nên thuốc kháng sinh không có tác dụng, các loại thuốc chống virus hiện tại được dùng cho bệnh cúm thông thường cũng không hiệu quả. Vì vậy, cách tốt nhất để phòng, chống dịch bệnh là nâng cao sức đề kháng của cơ thể, trong đông y có 1 vị thuốc dân gian được ví như sự “cứu cánh” nhằm tăng cường sức đề kháng.

1. Công dụng chính của “ Hòe hoa”


 Có 1 vị thuốc rất dễ kiếm trong tự nhiên, được nhiều bác sĩ đông y sử dụng trong mùa dịch này mà nhiều người không biết, đó chính là Hòe hoa. Từ lâu, trong y học cổ truyền đã sử dụng cây hoa Hòe trong các bài thuốc trị cao huyết áp, tình trạng mất ngủ, đại tiện ra máu,… Tuy nhiên nếu sử dụng phần nụ hoa, thành phần flavonoid và rutin chính là thành phần tuyệt vời giúp tăng cường thành mạch, gia tăng miễn dịch cho cơ thể.

Cây hoa Hòe còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như: cây Hòe, hoa Hòe, Hòe hoa, Hòe Nhụy, Hòe mễ, Hòa Thực, Hòe giao. Cây hoa Hòe thuộc họ Đậu, trong y học cổ truyền thì nụ hoa và quả là phần được sử dụng làm thuốc.

 Cây hoa Hòe là cây thân gỗ, cây cao từ 7m đến 15m, có nhiều trường hợp cây cao đến 25m. Cành của cây cong queo, nhánh cây nhỏ và có màu xanh lục. Cây hoa Hòe ra hoa vào khoảng tháng 5 đến hết tháng 8, đây là khoảng thời gian thu hoạch hoa của cây. Người dân thường thu hoạch hoa của cây hoa Hòe vào buổi sáng sớm và chỉ hái hoa sắp nở.

Nụ hoa Hòe khô có chứa khoảng 28% Rutin. Hoa của cây hoa Hòe là một vị thuốc quý trị được nhiều bệnh lý và các triệu chứng. Hoa Hòe khi cửa nở nụ được hái để làm thuốc, hoa Hòe được sấy khô hoặc phơi khô thì mới dùng được

Hoa Hòe khô có màu vàng ngà, không bị cháy, có vị đắng và tình bình. Có tác dụng kinh Phế, kinh Can, kinh Dương minh.

Có 1 vị thuốc rất dễ kiếm trong tự nhiên, được nhiều bác sĩ đông y sử dụng trong mùa dịch này mà nhiều người không biết, đó chính là Hòe hoa. Từ lâu, trong y học cổ truyền đã sử dụng cây hoa Hòe trong các bài thuốc trị cao huyết áp, tình trạng mất ngủ, đại tiện ra máu,… Tuy nhiên nếu sử dụng phần nụ hoa, thành phần flavonoid và rutin chính là thành phần tuyệt vời giúp tăng cường thành mạch, gia tăng miễn dịch cho cơ thể.

Cây hoa Hòe còn được biết đến với các tên gọi khác nhau như: cây Hòe, hoa Hòe, Hòe hoa, Hòe Nhụy, Hòe mễ, Hòa Thực, Hòe giao. Cây hoa Hòe thuộc họ Đậu, trong y học cổ truyền thì nụ hoa và quả là phần được sử dụng làm thuốc.

7 Công dụng của hoa hòe

1. Hoa hòe chữa bệnh trĩ

Các hợp chất có trong hoa hòe có tác dụng rất tốt đối với những người bị bệnh trĩ. Cụ thể, chất troxerutin có đặc tính vận mạch, là một liệu pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Ngoài ra, oxymatrine trong hoa hòe cũng được biết đến là chất giúp giảm sưng liên quan đến các mạch máu suy yếu. Tuy nhiên, chữa bệnh trĩ bằng hoa hòe sẽ có tác dụng hơi chậm và cần phải thật sự kiên trì kết hợp với chế độ dinh dưỡng, thói quen sống hằng ngày.

2. Hoa hòe tốt cho tim mạch

Chất oxymatrine trong hoa hòe có thể bảo vệ, cải thiện chức năng của tim, giúp thúc đẩy các mạch máu khỏe mạnh và hệ thống tim mạch tổng thể. 

3.Hoa hòe giúp ngủ ngon

Theo các chuyên gia nhận định, hoa hòe có tính mát, thanh nhiệt, lương huyết an thần và giúp dễ đi vào giấc ngủ hơn. Chính vì vậy, hoa hòe được sử dụng như một cách để cải thiện giấc ngủ là phương pháp phổ biến và được nhiều người áp dụng.

4. Hoa hòe giúp trị cao huyết áp

Hoạt chất rutin (hợp chất Glycosid thuộc nhóm Flavonoid Aglycon) có trong hoa hòe là một loại vitamin P có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, làm bền thành mạch. Chính vì vậy, hoa hòe được sử dụng như một biện pháp giúp giảm huyết áp, phòng các biến chứng của huyết áp cao như: xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não.

5. Hoa hòe chữa các bệnh xuất huyết

Bên cạnh tác dụng trong điều trị bệnh cao huyết áp, hoạt chất rutin (chiếm tới 34% hàm lượng trong hoa hòe) còn có tác dụng giảm tính thẩm thấu các mao mạch và tăng cường độ bền các mao mạch, từ đó giúp cầm máu hiệu quả trong các trường hợp trĩ ra máu, chảy máu cam và đại tiện ra máu.

6. Hoa hòe giúp trị viêm khớp

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoạt chất trong hoa hòe có tác dụng làm giảm sưng và viêm trên mô hình động vật như chuột và trên bệnh nhân bị viêm khớp mạn tính. Tuy nhiên, muốn điều trị viêm khớp hiệu quả, người bệnh nên kết hợp với các liệu pháp khác cũng như chế độ luyện tập, dinh dưỡng.

7. Hoa hòe hỗ trợ giảm cân

Ngày nay, hoa hòe còn được coi là một phương pháp giảm cân an toàn được rất nhiều người áp dụng. Thói quen uống hoa hòe không những góp phần điều chỉnh trọng lượng cơ thể mà còn làm giảm lượng mỡ trong máu, kiểm soát sự trao đổi chất, giảm hiện tượng bám dính của chất béo trong mô gan.

2. Các bài thuốc từ “ Hòe hoa”

Chữa các loại xuất huyết như đi ngoài ra máu: Dùng hoa hòe đã sao qua (10 -15g) hoặc dùng quả hòe (8 -12g)  sắc uống.

Chữa trị sưng đau: Kết hợp quả hòe và khổ sâm lượng bằng nhau nghiền thành bột hòa với nước bôi ngoài. 

Chữa viêm loét: Hoa hòe, hoa kim ngân mỗi thứ 15g, sắc với 2 bát rượu uống cho ra mồ hôi.

Chữa bệnh chảy máu mũi: Kết hợp hoa hòe và ô tặc cốt lượng bằng nhau, nửa sống nửa sao, tán bột, mỗi lần lấy 1 ít thổi vào lỗ mũi.

Chữa dong kinh, băng huyết, khí hư: Hoa hòe 30g, bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9 – 12g với rượu ấm.

Trị mất ngủ: Trộn hoa hòe chung với 40g hạt muỗng, tán bột và uống mỗi lần 5g, ngày 2 lần.

Chữa nôn ói ra máu: Dùng 12g hoa hòe kết hợp với 4g nhọ nồi, tán thuốc thành bột mịn và uống cùng nước sắc từ rễ tranh.

Điều trị cao huyết áp: Kết hợp hoa hòe đã sao vàng và hạt muỗng lượng bằng nhau, nghiền thành bột uống mỗi lần 5g, 2 – 3 lần/ngày.

Chữa huyết áp tăng, thần kinh suy nhược, khó ngủ: Dùng hòe hoa và hạt muồng lượng bằng nhau sao kỹ tán bột, mỗi lần uống 5g, 3 – 4 lần/ngày.

Chữa nhức đầu, chóng váng, tê nhẹ ở ngón tay: Kết hợp nụ hòe, hạt muồng và tâm sen lượng bằng nhau, đem cả 3 sao khô, tán thành bột, mỗi lần uống 5g, 2 – 4 lần/ngày.

Chữa sốt xuất huyết khi bệnh đã thuyên giảm: Kết hợp hoa hòe và hạt muồng sao vàng, tán bột uống mỗi ngày 10 – 20g.

Điều trị bệnh trĩ: Kết hợp quả hoa hòe và khổ sâm với số lượng như nhau, tán thuốc thành bột mịn. Khi dùng lấy một ít bột trộn chung với nước và bôi ngoài hậu môn giúp giảm sưng đau trĩ.

Tuy hoa Hòe có nhiều tác dụng trị các triệu chứng và bệnh lý hiệu quả, nhưng không phải ai cũng dùng được. Sau đây là các đối tượng không nên sử dụng hoa Hòe:

Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú.

Đối tượng thường xuyên bị đau lưng, tiêu chảy.

Đối tượng bị có vấn đề về huyết áp thấp.

Người có biểu hiện: chán ăn, mệt mỏi, lạnh bụng, khó tiêu,…khi sử dụng thì hoa Hòe không phát huy tác dụng. Hoa Hòe có tương tác với một số thực phẩm chức năng và một số thuốc tây. Hoa Hòe làm giảm đi tác dụng của một số loại thuốc. Hoa Hòe còn tăng tác dụng phụ của nhiều loại thuốc tây khi sử dụng kết hợp. Ngoài ra, một số loại thuốc tây có tương tác với hoa Hòe làm giảm hiệu quả của thảo dược. Vì vậy, trước khi muốn sử dụng hòe hoa bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để tránh xảy ra các vấn đề ảnh hưởng sức khỏe.

Xem thêm

Chia sẻ:

0878209666